[Góc Chill]
Bạn có dễ dàng nhận ra tâm trạng của người khác không? Có ai nói bạn là người biết lắng nghe không? Thỉnh thoảng, bạn có khả năng trải nghiệm những cung bậc cảm xúc khác nhau như của chính mình không?
Nếu câu trả lời là có, thì bạn là người có sự đồng cảm mạnh mẽ, món quà này hẳn là giúp ích cho bạn rất nhiều trong suốt quãng thời gian qua. Tại sao lại thế? Tâm lý học tích cực đang dần coi sự đồng cảm là một đức tính quan trọng để cuộc sống trở nên hạnh phúc và thành công. Những nghiên cứu đã cho thấy sự đồng cảm không chỉ là chất keo duy nhất gắn kết tình bạn, mối quan hệ gia đình và tình yêu đôi lứa, mà còn cải thiện năng suất công việc của con người. Điều này vô cùng có ý nghĩa, vì nếu không có sự đồng cảm, chúng ta khó mà biết được điều gì đang tác động đến đồng nghiệp, khách hàng của mình.
Liệu rằng sự đồng cảm có quá nhiều ở một ai đó hay không? Với kinh nghiệm của một nhà tâm lý học, tôi nghĩ là có. Một số người giống như miếng bọt biển cảm xúc, thường “ngấm” những cảm xúc buồn bã hay đau khổ của người khác, sau đó giữ chặt chúng chai sạn bên trong mình. Những người có sự đồng cảm cao (thường lựa chọn công việc có tính chất hỗ trợ, giúp đỡ cộng đồng) cần phải học cách trở nên mạnh mẽ hơn. Bằng cách nào? Hai cách hiệu quả là: thiết lập một ranh giới giữa bản thân và người khác; dành thời gian để cảm xúc được “ẩn dật” và nạp đầy năng lượng.
Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều gặp phải vấn đề trái ngược: không đủ sự cảm thông, và phải trả một cái giá quá đắt cho điều đó. Tình bạn, tình thân, tình yêu đều bị ảnh hưởng khi chúng ta thiếu sự đồng cảm.
—————–
Sưu tầm bởi Chill Radio
NGỒI NGẪM CHUYỆN ĐỜI – CHO TÂM THẢNH THƠI: bộ sách dẫn lối trái tim tới bình an.
Tìm đọc tại:

[Wikipedia – thư giãn]