[Học văn lớp 9]
Phương thức biểu đạt là cách thức người nói, người viết thể hiện thông tin cần truyền đạt. Phương thức biểu đạt phụ thuộc sâu sắc vào mục đích, nội dung và hoàn cảnh giao tiếp
Trong đề thi vào 10 hay trong đề thi Đại học môn Văn, chúng mình sẽ thường xuyên gặp câu hỏi “Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên”. Lưu ý chính là chỉ một thôi nha 😀
Vậy khi gặp câu hỏi này, mình sẽ phải giải quyết như thế nào, để không bị mất điểm đáng tiếc vì những lỗi hay nhầm lẫn giữa phương thức biểu đạt này với phương thức biểu đạt kia. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản mà em có thể tham khảo trong quá trình làm bài của mình nha
* Bước 1: Em cần xác định trong văn bản trên có phương thức biểu đạt nào?
* Bước 2: Sau khi liệt kê ra tất cả phương thức biểu đạt, mình sẽ đánh giá xem phương thức biểu đạt nào chiếm sóng nhiều nhất, mình có thể ước chừng bằng tỉ lệ % => Bạn nào chiếm tỉ lệ % cao nhất, suy ra bạn đó là PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT CHÍNH.
Có một lỗi sai cơ bản mà các bạn hay nhầm lẫn. Là hễ cứ là văn bản văn xuôi thì sẽ tự sự, còn thơ là biểu cảm. Nhưng thực tế không hẳn là như vậy đâu. Bởi vì, em biết rằng trong một văn bản, người nói/người viết có thể sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau nhằm thể hiện hiệu quả nhất nội dung mình muốn viết. Chẳng hạn, tự sự có thể kết hợp với miêu tả, biểu cảm, nghị luận. Hay nghị luận có thể kết hợp với tự sự miêu tả cũng là chuyện thường tình mà.
Vậy nên, khi trả lời câu hỏi này, mình cần đọc kĩ ngữ liệu đề bài cho và làm lần lượt theo thứ tự 2 bước trên để mình có câu trả lời chính xác nhất nha.
* Ghi nhớ:
Miêu tả là để trình bày
Tự sự – kể chuyện thật hay thật tài
Nghị luận – đâu đúng đâu sai
Thuyết minh là để ai ai cũng tường
Hành chính – lá đơn nhập trường
Làm bài biểu cảm tỏ tường niềm vui.
#30p_học_văn9_mỗi_ngày #học_văn_cùng_anh_chí_hướng #học_văn_lớp_9.

[Wikipedia]