[Học văn lớp 9]
“Tu”: luyện, “từ”: từ ngữ => Chúng ta hiểu đơn giản “tu từ” là cách sử dụng, rèn luyện từ ngữ
Biện pháp tu từ là những cách thức sử dụng từ ngữ một cách sáng tạo giúp cho sự diễn đạt trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn, hỗ trợ thể hiện nội dung tư tưởng.
Đặc biệt, biện pháp tu từ trong văn học không chỉ làm cho nội dung được dễ hiểu, mà còn làm cho từ ngữ chuẩn xác và phong phú, thể hiện cái độc đáo trong phong cách tác giả.
Ở trong đề thi vào 10 hay trong đề thi Đại học, chúng ta thường xuyên gặp những dạng câu hỏi, yêu cầu “Xác định/chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó”. Dưới đây sẽ là một số gợi ý đơn giản và dễ hiểu nhất, để em có thể nắm được cách làm bài và chinh phục điểm tuyệt đối ở câu hỏi này nhé
1. Bước 1: Xác định/chỉ ra biện pháp tu từ
* Đầu tiên, em cần gọi chính xác tên một hoặc nhiều biện pháp từ từ được sử dụng trong câu văn/câu thơ ở đề bài ( Ôn lại những biện pháp tu từ cơ bản mình đã được học từ lớp 6 đến lớp 9 nha )
* Sau đó, em sẽ cần chỉ ra biểu hiện của biện pháp tu từ đó, bằng cách trích dẫn trong dấu ngoặc kép.
* Ví dụ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
+ Hoán dụ “Giếng nước gốc đa”
+ Nhân hoá “nhớ”
2. Bước 2: Nêu/phân tích tác dụng của biện pháp tu từ vừa xác định ở trên.
* Em lưu lại 3 gạch đầu dòng dưới đây, để ăn trọn điểm tuyệt đối cho câu trả lời này nha
– Tu từ giúp câu văn/câu thơ trở nên hay hơn, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, tăng tính hàm súc ( ý này mình có thể copy rồi paste cho tất cả các biện pháp tu từ luôn nha )
– Tu từ giúp cho nội dung tư tưởng được trình bày rõ hơn ( mình sẽ trả lời và làm rõ 3 câu hỏi sau: What – How – Why. Tác giả đang muốn viết về nội dung gì? Nội dung ấy được thể hiện như thế nào? Tại sao lại có điều đó? )
– Tu từ giúp thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả ( Xác định thái độ và tình cảm mà tác giả gửi gắm qua câu văn/câu thơ đối với đối tượng/nội dung được đề cập đến )
* Mình cùng quay trở lại với ví dụ ở trên “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” nhé
=> Tác dụng của hai biện pháp hoán dụ và nhân hoá ở trên là:
– Tu từ giúp câu văn/câu thơ trở nên hay hơn, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, tăng tính hàm súc ( copy + paste luôn này )
– Biện pháp hoán dụ và nhân hoá trên đã góp phần thể hiện thật cảm động nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ gia đình và quê hương của những người nông dân mặc lính thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (trả lời câu hỏi “What”). Đó là một tình cảm vô cùng giản dị và cảm động, thiêng liêng và cao đẹp của họ, đó là điểm tựa tinh thần, là chỗ dựa vững chắc để các anh cầm chắc tay súng để tiếp tục vững vàng chiến đấu cho Tổ quốc, quê hương của mình (trả lời câu hỏi “How”). Dẫu có ra đi mạnh mẽ, quyết liệt đến nhường nào thì người con xa quê vẫn giữ mãi hình ảnh của gia đình, quê hương ở trong trái tim mình. Cho nên chỉ cần có một hình ảnh gợi nhớ thôi cũng đủ để trào dâng những nỗi nhớ niềm thương ở trong trái tim của họ (trả lời câu hỏi “why”)
– Nhà thơ Chính Hữu đã thể hiện được sự thấu hiểu và cảm thông cho nỗi lòng của người bạn chiến đấu. Đồng thời cũng bày tỏ tình cảm đối với gia đình và quê hương qua 2 biện pháp tu từ đặc sắc này.
Chúc các em sẽ nắm thật chắc phần kiến thức này và áp dụng cho nhiều trường khác nha nữa nha.
#30p_học_văn9_mỗi_ngày #học_văn_cùng_anh_chí_hướng #học_văn_lớp_9.

[Wikipedia]