Wikipedia

Loading...

Wikipedia

section-icon

Forum Wikipedia

Trang diễn đàn Việt Nam, trang kiến thức chọn lọc cho mọi người

Welcome To

LÍ LUẬN VĂN HỌC – ÔN THI HSG THI CHUYÊN

Forums Văn học lớp 9 LÍ LUẬN VĂN HỌC – ÔN THI HSG THI CHUYÊN

Viewing 1 post (of 1 total)
  • Author
    Posts
  • [Học văn lớp 9]

    Nhà thơ Bằng Việt cho rằng: “Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc”.

    1. Giải thích:

    – “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu”. (Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”)

    – Tiêu chuẩn: Thước đo, chuẩn mực đánh giá một đối tượng. Có nhiều loại tiêu chuẩn khác nhau và tiêu chuẩn có thể thay đổi theo thời gian.

    -Tiêu chuẩn vĩnh cửu: thước đo, chuẩn mực có giá trị bất biến, đúng với mọi thời đại.

    – Cảm xúc: Những cung bậc tình cảm, tâm trạng con người.

    => Ý kiến của Bằng Việt khẳng định: Thước đo để đánh giá giá trị tác phẩm thơ ca ở mọi thời đại là cảm xúc .

    2. Cơ sở lí luận: Cách đánh giá giá trị tác phẩm văn chương thường thay đổi theo thời đại và thế giới quan người đọc. Nhà thơ Bằng Việt nêu lên tiêu chuẩn không thay đổi để xác định giá trị tác phẩm thơ chân chính là cảm xúc. Điều đó hoàn toàn đúng vì:

    – Xuất phát từ đặc trưng thơ ca:

    +Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, những rung động và trăn trở day dứt của thi nhân trước cảnh huống cụ thể sinh động của con người, cuộc sống, nhưng đó phải là những tình cảm, cảm xúc đã đạt đến độ mãnh liệt nhất, thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút sáng tác. Lacmactin đã từng tâm sự “Thế nào là thơ? Nó không chỉ là một nghệ thuật, nó là sự giải thoát của lòng tôi” . Thiếu đi rung động, cảm xúc, trăn trở.. thì thơ ca không thể sinh thành, cất cánh, có giá trị và nếu vẫn viết thì bài thơ đó sẽ chỉ là những câu chữ vô hồn, những “xác chữ” thẳng đơ trên trang giấy. Khi Lê Quý Đôn khẳng định: “Thơ khởi phát từ lòng người” là muốn nhấn mạnh: Tình cảm sẽ quyết định sự sinh thành của thơ. Cùng quan điểm này, Nguyễn Đình Thi cũng cho rằng: “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống”. Khi Ngô Thì Nhậm mong muốn: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần” và Xuân Diệu quan niệm: “thơ hay lời thơ chín đỏ trong cảm xúc”, là khẳng định tình cảm sẽ quyết định đến chất lượng, đến giá trị của thơ.. Ngay chính Chế Lan Viên trong”Tiếng hát con tàu” cũng đã thấm thía: “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép”. Như vậy có tình cảm, cảm xúc mãnh liệt thì mới có thơ ca, nên muốn đánh giá một tác phẩm thơ hay hay không hay phải căn cứ vào yếu tố đầu tiên đó là cảm xúc của nhà thơ.

    + Cảm xúc trong thơ bao giờ cũng phải liền với hiện thực đời sống bởi thơ ca cũng như những loại hình nghệ thuật khác có chức năng phản ánh cuộc sống. Nếu trong văn xuôi đấy là một hiện thực cuộc sống bộn bề với những mảng màu sáng tối, với những tình tiết, chi tiết, nhân vật.. thì trong thơ, hiện thực đó đã được chắt lọc thành cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ. “Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim” (Đuy-Blây), nên bên cạnh việc phản ánh hiện thực, thơ ca còn phản ánh đời sống tâm hồn, tình cảm của thi sĩ. “Đọc một câu thơ hay nghĩa là ta bắt gặp tâm hồn một con người” (Atona Phrăng xơ). Và “Thơ ca là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm” (Vôn -te)

    – Mặt khác, xuất phát từ quy luật tiếp nhận văn học, trong đó có thơ ca: Người đọc tìm đến thơ là tìm đến thế giới đồng điệu, đồng cảm như Tố Hữu đã khẳng định: “Thơ là một điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu.. Thơ là tiếng nói đồng ý và đồng tình, tiếng nói đồng chí”. Mỗi thi nhân diễn tả những rung cảm của mình qua hình thức biểu hiện không giống nhau. Từ trải nghiệm và sự xúc động của mình, mỗi nhà thơ đều muốn giãi bày, chia sẻ, gửi gắm tới độc giả. Sự gặp gỡ giữa người đọc và người làm thơ qua câu chữ sẽ khơi lên sự đồng cảm sâu sắc, mãnh liệt vượt thời gian để thi phẩm đó có sức sống lâu bền.


    [Wikipedia]

1

Voice

0

Replies

Tags

This topic has no tags

Viewing 1 post (of 1 total)
  • You must be logged in to reply to this topic.