Wikipedia

Loading...

Wikipedia

section-icon

Forum Wikipedia

Trang diễn đàn Việt Nam, trang kiến thức chọn lọc cho mọi người

Welcome To

Đề thi HSG cấp tỉnh ( bảng A ), năm học 2012-2013, Sở GD&ĐT Quảng Ninh.

Forums Văn học lớp 9 Đề thi HSG cấp tỉnh ( bảng A ), năm học 2012-2013, Sở GD&ĐT Quảng Ninh.

Viewing 1 post (of 1 total)
  • Author
    Posts
  • [Học văn lớp 9]

    Câu 1: (2,0 điểm)

    Câu 2: (8,0 điểm)
    Nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn có một điều tâm niệm:“Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn chảy đời suối, sống ở trên đời cần có một tấm lòng…”
    Bằng một bài văn ngắn, em hãy bộc lộ suy nghĩ của mình về “Tấm lòng” trong cuộc sống.

    Câu 3: (10,0 điểm)
    Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng:
    “…những người cầm bút có biệt tài có thể chọn ra trong dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống…nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại”.
    (“Trang giấy trước đèn”, NXB KHXH, H. 1994, tr. 258)
    “Tình thế” đặc biệt ấy được thể hiện như thế nào trong hai văn bản “Lão Hạc” (Nam Cao) và “Làng” (Kim Lân)?

    => Gợi ý:

    Câu 1:

    Câu 2:
    * Yêu cầu về kĩ năng:
    – Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Biết phối hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác lập luận để làm sáng tỏ vấn đề.
    – Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục; diễn đạt ngắn gọn, văn phong trong sáng, ít lỗi câu, từ, chính tả.
    *Yêu cầu về nội dung kiến thức: Bài viết cần đảm bảo các nội dung sau:
    1. Mở bài: giới thiệu được vấn đề nghị luận.
    2. Thân bài:
    a. Giải thích:
    – “Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn chảy đời suối”: “sông” và “suối” là hình ảnh ẩn dụ chỉ cá nhân con người. Sông, suối tuy khác nhau song vẫn có sự tương đồng, gắn bó. Mỗi con người không chỉ sống cho mình mà còn sống vì mọi người, cuộc đời.
    – “Tấm lòng”: Là tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ yêu thương với mọi người xung quanh; hay đơn giản là biết cảm thông và động lòng trắc ẩn trước những cảnh ngộ, những mảnh đời.
    => Tâm niệm của Trịnh Công Sơn nhắn nhủ con người sống trên đời sống, cần phải biết quan tâm, chia sẻ, biết giúp đỡ động viên mọi người xung quanh; có như vậy cuộc sống mới trở nên đáng yêu, đáng quý, tươi đẹp và giàu ý nghĩa.
    b.Bàn luận:
    – Sự cần thiết của một tấm lòng trong đời sống:
    + Trong cuộc sống, không phải ai cũng luôn gặp những điều may mắn, không phải ai cũng thành công ngay từ lần đầu tiên và…không phải ai sinh ra cũng đều hạnh phúc. Mọi người sống trên đời đều có một hoàn cảnh, một số phận riêng không ai giống ai.
    + Đó chính là lí do tại sao chúng ta cần “tấm lòng”, sự quan tâm, chia sẻ trong cuộc sống
    + Tấm lòng cũng như tình yêu thương của con người với con người. Đời sống chỉ có ý nghĩa khi chúng ta biết cho đi tấm lòng của mình thật trong sáng, vô tư, không vụ lợi, vẩn đục,không tô vẽ, ghi danh…Cũng như một đứa trẻ trong mẩu chuyện nói rằng : “Việc chia sẻ tấm lòng sẽ khiến ta lớn lao và khi ta không chia sẻ nó sẽ làm ta nhỏ đi”. Câu nói ấy khiến cho một số người trong chúng ta hiểu rằng, tấm lòng được chia sẻ sẽ tiếp thêm cho những người khó khăn, bất hạnh một nghị lực sống;cuộc đời sẽ bớt đi những khổ đau phiền muộn,những số phận buồn thương; cũng như tiếp thêm vào tâm hồn ta một niềm vui , một sự bằng lòng với chính mình và hoàn thiện hơn nhân cách làm người
    – Tấm lòng trong cuộc sống hôm nay?
    + Ngày nay con người luôn ý thức về sự cần thiết của tấm lòng. Các tổ chức nhân đạo ra đời và liên tục mở rộng quy mô góp phần giảm bớt những tổn thất, xoa dịu những nỗi đau, hàn gắn rạn nứt trong quan hệ xã hội, đặc biệt trong tâm hồn con người.
    + Song thực trạng cuộc sống: vẫn còn quá nhiều bất ổn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm họa từ thiên nhiên, từ chính lòng tham và sự đố kị, ích kỉ, thói nhẫn tâm của con người vẫn tồn tại trong cuộc sống. Phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm, thờ ơ…Vì vậy, mỗi chúng ta càng ý thức hơn nữa về sự cần thiết của tấm lòng. Có tấm lòng chưa đủ, phải có hành động cụ thể, thiết thực.
    (Học sinh cần có dẫn chứng xác thực, phù hợp)
    c. Bài học nhận thức và hành động:
    + Câu hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không chỉ nêu lên sự cần thiết của một tấm lòng trong đời sống, mà còn nói lên cách ứng xử đầy nhân văn của con người.
    + Phải biết cho cuộc đời này những gì tốt đẹp nhất: sự yêu thương, trân trọng, cảm thông giúp đỡ lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần mà không vì mục đích vụ lợi, hi vọng được báo đáp, trả ơn…
    + Mỗi cá nhân, dù ở địa vị nào, lứa tuổi nào thì bằng khả năng, ý thức của mình đều có thể giúp đỡ, chia sẻ cùng người khác.
    + Ở lứa tuổi học sinh, cần tham gia các phong trào nhân đạo của xã hội phù hợp với khả năng của mình.
    3. Kết bài: khái quát lại vấn đề nghị luận.

    Câu 3:
    * Yêu cầu về kĩ năng:
    Học sinh viết đúng yêu cầu của một bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ; bố cục rõ ràng;diễn đạt lưu loát, trôi chảy, có cảm xúc; dùng từ, ngữ pháp chuẩn xác; không mắc lỗi chính tả.
    * Yêu cầu về kiến thức: bài viết cần đảm bảo các nội dung sau:
    I. Mở bài : Giới thiệu chung về hai tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.
    II. Thân bài.
    1. Nêu được vai trò của việc xây dựng tình thế (hay tình huống) trong truyện.
    Tình thế truyện là một sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo trong tác phẩm. Tại sự kiện ấy bản chất, tâm trạng hay tính cách nhân vật hiện lên sắc nét.
    – Ý tưởng của tác giả cũng được bộc lộ trọn vẹn.
    – Tạo tình huống là phần quan trọng nhất của qui trình sáng tạo một
    truyện ngắn.
    2. Tình thế truyện trong hai văn bản “Lão Hạc” và “Làng”.
    a. Giống nhau.
    – Văn bản “Lão Hạc” và “Làng” gặp nhau ở cách đặt nhân vật vào những tình thế lựa chọn khá quyết liệt trước khi đi đến quyết định dứt
    khoát.
    – Qua tình thế ấy, cả hai tác giả đều khiến nhân vật rất tự nhiên “ phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất” của mình.
    b. Khác nhau.
    b1. Văn bản “Lão Hạc” (Nam Cao).
    – Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã đặt nhân vật của mình vào trong tình thế hành động.
    + Tình thế 1: Lão Hạc phải lựa chọn giữa việc bán hay không bán “cậu Vàng”. Tình thế ấy khiến lão Hạc đau khổ, dày vò, tâm trạng nặng trĩu. Đó chính là lúc tình thương con, yêu con sâu sắc, âm thầm cùng với lòng nhân hậu của Lão Hạc được bộc lộ sâu sắc nhất.
    + Tình thế 2: Lão Hạc phải trực tiếp lựa chọn giữa sự sống và cái chết. Chính tình thế này đã đặt dấu lặng cảm xúc, tạo ra giá trị hiện thực sâu sắc cho tác phẩm.
    – Tình thế truyện như một “khoảng khắc đậm đặc của đời sống” đã buộc nhân vật Lão Hạc bộc lộ mình với những vẻ đẹp đáng trọng: vẻ đẹp toát ra từ một nhân cách giàu lòng tự trọng, lương thiện, trong sạch và tình yêu thương con sâu nặng… Chính tình thế ấy giúp tác giả thể hiện được số phận đau khổ, vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt
    Nam. Đồng thời tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm cũng như tài năng văn học, tâm hồn của người cầm bút.
    b2. Văn bản “Làng” (Kim Lân)
    – Xây dựng nhân vật ông Hai, Kim Lân đã đặt nhân vật của mình vào
    trong tình thế tâm trạng.
    + Tình thế 1: Ở phòng thông tin ra, ông Hai đang hồ hởi, tự hào về
    những thắng lợi của quân và dân ta thì ông như bị sét đánh về cái tin
    “dữ” cả làng Chợ Dầu “Việt gian theo Tây”.
    + Tình thế 2: Khi ông Hai đang đau khổ, tủi nhục tột cùng cũng là lúc
    gia đình ông bị mụ chủ đuổi khéo. Ông Hai bị đẩy vào tình thế bế tắc,
    tuyệt vọng. Tình huống này đẩy mâu thuẫn truyện tới đỉnh điểm, buộc
    ông Hai phải lựa chọn dứt khoát: yêu làng hay yêu nước?
    – Hai “khoảnh khắc đậm trong đời sống” ấy tạo nên kịch tính, căng
    thẳng cao độ cho tác phẩm, đồng thời buộc nhân vật phải bộc lộ mình
    với niềm tự hào, tình yêu quê hương sâu sắc. Qua tình thế truyện, ta còn
    thấy sáng lên ở nhà văn tấm lòng yêu quý, trân trọng người nông dân.
    Để tạo nên tình huống “giàu ý nghĩa” như thế, Kim Lân phải có “biệt
    tài” trong sáng tạo nghệ thuật.
    3. Kết bài.
    – Khẳng định lại giá trị của việc xây dựng tình thế truyện và sức sống
    bền vững của hai văn bản trong lòng người đọc.
    – Ý nghĩa, bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận.


    [Wikipedia]

1

Voice

0

Replies

Tags

This topic has no tags

Viewing 1 post (of 1 total)
  • You must be logged in to reply to this topic.