[Học văn lớp 9]
Ngày hôm nay anh chia sẻ với cả lớp mình về quan niệm “Không có gì chết. Không có gì mất đi. Tất cả đều là sự tiếp nối” của thiền sư Thích Nhất Hạnh để giải thích lí do vì sao nhà thơ Thanh Hải trước khi rời xa thế giới này, ông muốn hoá thân thành “con chim, bông hoa, nốt trầm”. Dưới đây là bài viết chia sẻ đầy đủ và chi tiết về quan niệm này, em có thể đọc tham khảo thêm nhé!
Có bạn nhỏ hỏi: “Con sẽ sống được bao lâu?”
– Thiền sư trả lời: “Có tin vui cho con đây. Nếu nhìn sâu vào sự vật, con có thể thấy rằng mình có thể sống mãi. Mình sẽ không bao giờ chết mà chỉ thay hình đổi dạng mà thôi. Cũng giống như một đám mây. Một đám mây có thể trở thành tuyết hoặc mưa, nhưng đám mây không thể chết được. Cũng giống như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng có thể lên cao hay xuống thấp, nhưng con sóng vẫn là một phần của đại dương. Tương tự như vậy, cho dù hình dạng của con sẽ thay đổi nhưng con không bao giờ biến mất”.
Căn nguyên của sự sợ hãi là quan điểm sai lầm của chúng ta về bản chất của cái chết. Bởi vì chúng ta cảm thấy rằng khi chết, chúng ta sẽ trở thành hư không. Tuy nhiên, khoa học hiện đại dạy chúng ta rằng không có gì được tạo ra, không có gì bị mất đi và mọi thứ đều được biến đổi. Quan sát một đám mây, chúng ta có thể hỏi liệu nó có chết được không. Một đám mây từ một cái gì đó có thể trở thành hư không? Nhìn sâu hơn, chúng ta có thể thấy rằng đám mây chỉ có thể trở thành mưa, tuyết, mưa đá và sau đó là hơi nước. Giống như mưa và tuyết là sự tiếp tục của đám mây, các hành động của thân, khẩu và ý của chúng ta tiếp tục chúng ta mãi mãi.
Và ngay cả thiền sư cũng tự nhận: Tôi là sự tiếp nối, giống như mây là sự tiếp nối của cơn mưa.
Nhẹ nhàng vậy thôi, tất cả đều có những tiếp nối. Không có gì hoàn toàn mất đi.
Ý nghĩ ấy sẽ giúp em có chỗ tựa để đi tiếp những tháng năm. Bởi vậy nên mình cần trân trọng cuộc sống hiện tại hơn. Sống trọn vẹn từng giây phút mình được sống các em nhé

[Wikipedia]